Kinh tế Đế quốc Akkad

Vị trí của các vùng đất ngoại bang đối với Lưỡng Hà, bao gồm Elam, Magan, Dilmun, MarhashiMeluhha.

Dân cư Akkad chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, xoay quanh hai khu vực chính: vùng nông nghiệp thủy lợi ở miền nam Iraq có sản lượng đạt 30 hạt trên một hạt gieo trồng và vùng nông nghiệp tưới nước mưa ở miền bắc Iraq được gọi là "vùng thượng".

Miền nam Iraq trong thời kỳ Akkad có thể có khí hậu khô hạn với mực nước mưa giống với thời hiện đại, dưới 20 mm (0,8 in) mỗi năm, vì vậy nên nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào thủy lợi. Trước thời kỳ Akkad, quá trình đất mặn hóa theo thời gian gây ra do hệ thống tưới tiêu kém hiệu quả đã làm giảm sản lượng lúa mì ở miền nam, dẫn đến việc chuyển đổi sang trồng lúa mạch với khả năng chịu mặn cao hơn. Tại khu vực này dân số thành thị đạt đỉnh điểm vào năm 2.600 trước Công nguyên, áp lực nhân khẩu học cao đã góp phần vào sự trỗi dậy của tình trạng quân sự hóa ngay từ trước thời kỳ Akkad. Chiến tranh giữa các thành bang đã dẫn đến suy giảm dân số, nhờ đó khu vực có khoảng thời gian để phục hồi.[69] Chính mức năng suất nông nghiệp cao ở phía nam này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của Akkad trở thành nơi có mật độ dân số cao nhất trên thế giới vào thời bấy giờ, mang lại lợi thế quân sự cho Akkad.

Lượng nước ngầm trong khu vực này vô cùng dồi dào và được bổ sung thường xuyên từ các cơn bão mùa đông ở đầu nguồn sông Tigris và Euphrates từ tháng 10 đến tháng 3 và nước tuyết tan từ tháng 3 đến tháng 7. Trong thời kỳ Akkad, mực nước lũ giảm dần so với thời kỳ trước đó từ nửa mét đến một mét. Mặc dù vậy, địa hình bằng phẳng và thời tiết bất ổn khiến lũ lụt trở nên khó dự đoán hơn nhiều so với vùng châu thổ sông Nile; những vụ ngập lụt nghiêm trọng dường như đã xảy ra thường xuyên, đòi hỏi phải liên tục bảo dưỡng hệ thống mương dẫn nước và hệ thống thoát nước. Đền thờ phụ trách các công việc thủy lợi và lựa chọn nhân công từ các nông dân trong thời gian giáp hạt từ tháng 8 đến tháng 10, như một hình thức cứu trợ thất nghiệp. Gwendolyn Leick[70] cho rằng đây là công việc đầu tiên của Sargon khi còn phục vụ vua Kish, khiến ông có kinh nghiệm trong việc tổ chức hiệu quả các nhóm nhân công lớn. Một phiến đất sét viết, "Vua Sargon, người vô song được Enlil ban phước - 5.400 chiến binh ăn bánh mì hàng ngày trước ngài".[71]

Vỏ ốc gai khắc tên Rimush, k. 2270 TCN, Louvre, được nhập khẩu từ bờ biển Địa Trung Hải, thường được người Canaan sử dụng để làm thuốc nhuộm màu tím.

Mùa thu hoạch diễn ra vào cuối mùa xuân và trong những tháng mùa hè khô hạn. Dân du mục Amorite từ phía tây bắc chăn thả dê và cừu dựa trên nguồn thức ăn từ tàn dư sau thu hoạch và nước từ các sông và kênh rạch. Đổi lại, họ sẽ phải trả thuế bằng len, thịt, sữapho mát cho các đền thờ, những sản phẩm sau đó được phân phối lại cho chính quyền và tu sĩ. Mọi thứ suôn sẻ trong những năm thời tiết tốt, nhưng đến những năm khó khăn, đồng cỏ mùa đông trở nên thiếu thốn, những người du mục tìm cách chăn thả đàn gia súc trên những cánh đồng ngũ cốc, dẫn đến xung đột với nông dân. Có vẻ như việc trợ cấp cho các cộng đồng phía nam bằng cách nhập khẩu lúa mì từ phía bắc của Đế chế đã tạm thời khắc phục được vấn đề này,[72] và giúp nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng dân số trong khu vực.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế quốc Akkad http://128.97.6.202/attach/Buccellati%202002%20Tar... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... http://oi.uchicago.edu/pdf/OIS2.pdf http://oi.uchicago.edu/pdf/ois4.pdf http://oi.uchicago.edu/sites/oi.uchicago.edu/files... http://cdli.ucla.edu/tools/yearnames/HTML/T2K3.htm http://cdli.ucla.edu/tools/yearnames/HTML/T2K4.htm http://oracc.iaas.upenn.edu/epsd2/cbd/sux/A.html http://www.cddc.vt.edu/feminism/enheduanna.html